phần mềm quản lý bán hàng online

Phân loại phần mềm quản lý bán hàng
Có rất nhiều loại phần mềm quản lý bán hàng khác nhau trên thị trường với những đặc điểm, tính năng khác nhau. Nhìn chung, có thể chia phần mềm quản lý bán hàng thành một số loại như sau:
Dựa trên ngành nghề:
Phần mềm quản lý bán hàng chung cho ngành bán lẻ: Đây là các phần mềm được thiết kế để có thể sử dụng tại các cửa hàng thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Ưu điểm của các phầm mềm này là cài đặt đơn giản, dễ sử dụng, đáp ứng đủ các tính năng cơ bản như quản lý đơn hàng, bán hàng và thanh toán, quản lý hàng hóa và tồn kho,… Tuy nhiên, vì được sử dụng rộng rãi cho nhiều ngành nghề nên các tính năng không được tối ưu chuyên sâu để phù hợp với từng lĩnh vực.
Phần mềm quản lý bán hàng riêng lẻ cho ngành nghề kinh doanh ăn uống F&B: Nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý khá phức tạp của các nhà hàng, quán ăn, quán cafe, trà sữa,… các phần mềm quản lý bán hàng chuyên sâu và riêng biệt cho ngành F&B được ra đời và cũng được rất nhiều thương hiệu ưa chuộng. Ngoài các tính năng quản lý và bán hàng cơ bản được tối ưu hơn cho quy trình vận hành nhà hàng, quán cafe, các phần mềm này cũng sẽ được tích hợp thêm nhiều giải pháp mở rộng như menu điện tử, thiết bị hiển thị KDS hỗ trợ bếp/bar,… phục vụ riêng read more cho ngành kinh doanh ăn uống.
Dựa trên chi phí và nền tảng công nghệ:
Phần mềm quản lý bán hàng dạng cài đặt On-premises (mua 1 lần và sở hữu trọn đời): Đây là dạng phần mềm cài đặt, có tính ổn định cao. Dữ liệu được lưu trữ tại chỗ, trên hệ thống máy chủ (server) của doanh nghiệp nên có tính bảo mật cao, không bị chia sẻ dữ liệu với bên thứ 3. Tuy nhiên với dạng phần mềm này, doanh nghiệp cần có đội ngũ kỹ thuật để duy trì máy chủ, các bản updates của phần mềm không được cập nhật kịp thời mà cần phía nhà cung cấp trực tiếp cài đặt. Ngoài ra chi phí đầu tư ban đầu tương đối cao vì bạn trả phí 1 lần và cần thiết bị hiện đại, cấu hình cao để cài đặt.
Phần mềm quản lý bán hàng sử dụng công nghệ điện toán đám mây Cloud (trả phí theo tháng/theo năm): Đây là dạng phần mềm được ưa chuộng hiện nay bởi doanh nghiệp có thể sử dụng dễ dàng mà không cần am hiểu nhiều về công nghệ. Với dạng phần mềm này, bạn thường sẽ trả phí thuê bao theo tháng/năm. Các updates phần mềm được đảm bảo cập nhật nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên nhược điểm là dữ liệu được lưu trữ trên nền tảng của nhà cung cấp nên có những hạn chế nhất định về tính bảo mật. Ngoài ra, phần mềm dạng cloud có tính ổn định không cao so với dạng on-premises và thường hoạt động dựa trên kết nối internet.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *